CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI HỆ THỐNG BỆNH VIỆN MẮT VIỆT AN

LASER NHÃN KHOA

Với hệ thống trang thiết bị hiện đại, Việt An ứng dụng laser trong nhãn khoa. Giúp bệnh nhân phòng và điều trị các bệnh đục bao sau thủy tinh thể, glôcôm, và các bệnh võng mạc . Chúng ta cùng tìm hiểu về laser nhãn khoa trong bệnh đục bao sau thủy tinh thể và bệnh glôcôm như thế nào?

Mức độ ổn định thị lực sau điều trị đục bao sau:

Nếu mắt người bệnh bình thường, khỏe mạnh, thị lực giảm chỉ do đục bao sau, không có các vấn đề về võng mạc thì sau khi thực hiện thủ thuật, bệnh nhân sẽ nhìn rõ trở lại như trước. Tuy nhiên người bệnh vẫn có nguy cơ tái phát trở lại nếu không có chế độ chăm sóc, bảo vệ mắt tốt.

Điều trị đục bao sau bằng laser YAG là phương pháp được thực hiện nhẹ nhàng, an toàn hiệu quả nhưng nếu thực hiện nhiều lần thì khả năng khôi phục thị lực sẽ giảm dần, khó tránh khỏi những rủi ro như tổn thương bao sau, thị lực khó phục hồi… Chính vì vậy người bệnh nên có ý thức phòng ngừa biến chứng từ sớm, tránh đục bao sau tái diễn nhiều lần:

  • Sau khi thực hiện laser điều trị bệnh nhân nên tăng cường sử dụng những thực phẩm như các loại rau xanh (rau cải, súp lơ, củ quả có màu đỏ như cà rốt, gấc, cà chua) hay một số loại cá, (đặc biệt là cả biển) để bổ sung dưỡng chất tốt cho mắt mau phục hồi.
  • Ngay sau khi thực hiện laser điều trị đục bao sau, người bệnh nên hạn chế để mắt tiếp xúc quá lâu với các thiết bị điện tử, ánh nắng mặt trời… Nên sử dụng kính mát khi ra nắng.
  • Không sử dụng các chất kích thích, các chất cồn như thuốc lá, rượu bia.
  • Chế độ nghỉ ngơi khoa học: ngủ đủ giấc, không thức khuya để tránh mắt bị quá mệt mỏi

Bên cạnh việc chăm sóc mắt, người bệnh sau phẫu thuật thủy tinh thể hoặc sau điều trị laser đục bao sau cần tái khám định kỳ để đảm bảo phát hiện sớm các vấn đề về mắt càng sớm càng tốt để việc điều trị đạt hiệu quả cao và phục hồi thị lực.

Khi nào cần thực hiện mở mống mắt chu biên?

Bạn có thể cần thực hiện mở mống mắt chu biên trong những trường hợp sau:

  • Vẫn còn đóng góc tiền phòng sau khi cắt mống mắt chu biên
  • Góc đóng cấp tính ở bệnh nhân thực hiện cắt mống mắt chu biên
  • Tăng nhãn áp góc đóng không đáp ứng với điều trị nội khoa hoặc không cắt mống mắt chu biên được do môi trường xung quanh bị mờ, đục
  • Tái phát tăng nhãn áp góc đóng sau khi cắt/mở mống mắt chu biên
  • Trước khi tiến hành thủ thuật dùng laser tạo hình vùng bè (laser trabeculoplasty) do góc tiền phòng vẫn còn hẹp sau khi cắt mống mắt chu biên

Quy trình

Chuẩn bị trước khi thực hiện mở mống mắt chu biên

Bạn vẫn có thể ăn, uống như bình thường. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến phương pháp điều trị này, bạn hãy đến gặp bác sĩ điều trị để trao đổi.

Quá trình mở mống mắt diễn ra như thế nào?

Đầu tiên, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng mắt và kiểm tra nhãn áp. Bạn vẫn sẽ sử dụng thuốc nhỏ mắt như bình thường vào buổi sáng ngày thực hiện thủ thuật này, trừ khi bác sĩ có chỉ định khác. Thuốc nhỏ mắt thường gồm một giọt làm giảm nhãn áp và một giọt thuốc gây tê mắt.

Sau đó, bạn được hướng dẫn ngồi vào máy trông giống như máy bình thường dùng để kiểm tra mắt nhưng có gắn máy chiếu tia laser chuyên dụng.

Bác sĩ đặt một kính áp tròng đặc biệt lên mắt bạn trước khi chiếu tia laser. Nhờ thấu kính này, bác sĩ có thể quan sát các kênh dẫn lưu gặp vấn đề và điều chỉnh lại bằng laser. Các tia laser được tập trung chiếu vào phần mống mắt gần với kênh dẫn lưu thủy dịch, giúp các kênh mở ra.

Quá trình này sẽ không gây đau đớn nhờ thuốc gây tê được nhỏ vào mắt lúc đầu nhưng bạn có thể cảm thấy hơi khó chịu khi tia laser bắn vào mắt. Tổng thời gian cho thủ thuật này là khoảng 20 phút