Bệnh đục thủy tinh thể là nguyên gây giảm thị lực và mù lòa đứng đầu trên thế giới và cả Việt Nam, bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường ở độ tuổi trên 50.
Bệnh đục thủy tinh thể hay còn gọi là đục nhân mắt, bệnh cườm đá, cườm khô.
Vì nguyên nhân nguyên phát hoặc thứ phát dẫn đến việc thủy tinh thể bị mờ không còn trong suốt giống như tấm gương bị mờ ánh sáng khó đi qua không hội tụ được tại võng mạc ta gọi là bệnh đục thủy tinh thể.
Do ánh sáng khó đi qua nên người bệnh bị đục thủy tinh thể bị giảm thị lực, nhìn mờ và có nguy cơ bị mù lòa.
Nguyên nhân và các yếu tố gây đục thủy tinh thể:
Nguyên nhân nguyên phát
- Do bẩm sinh liên quan tới các rối loạn yếu tố di truyền
- Do quá trình lão hóa tự nhiên gây ảnh hưởng tới dinh dưỡng cho thủy tinh thể. Thường gặp ở độ tuổi trên 50.
Nguyên nhân thứ phát
- Mắc các bệnh khác tại mắt tái đi tái lại nhiều lần như : Viêm màng bồ đào
- Chấn thương mắt…
- Thường xuyên sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng tới mắt như corticoid, thuốc hạ mỡ máu nhóm statin, các thuốc chống loạn nhịp (amiodarone ), thuốc chống trầm cảm…
- Mắc các bệnh toàn thân như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì…
- Do thường xuyên tiếp xúc với tia tử ngoại, tia X, ánh sáng tia chớp, tia hàn..
Phân loại đục thủy tinh thể
1. Theo hình thái, vị trí
- Đục nhân: Tình trạng đục nhân xảy ra do khi tình trạng xơ cứng và chuyển màu vàng của nhân thủy tinh thể vượt mức ở vùng trung tâm. Đây được gọi là tình trạng đục nhân thể thủy tinh. Ở giai đoạn đầu, 2 yếu tố này gây ra một số tật khúc xạ của mắt dẫn đến những triệu chứng như nhìn xa mờ. Đục nhân có thể xảy ra ở một bên mắt.
- Đục vỏ: Dạng đục vỏ này có thể to ra và nhập vào nhau để tạo thành các vùng đục vỏ lớn hơn. Khi toàn bộ vỏ từ bao tới nhân trở thành đục trắng (thủy tinh thể đục hoàn toàn) gọi là đục chín. Tình trạng này xảy ra ở hai mắt và thường không cân xứng.
- Đục bao: Là vết đục nhỏ ở biểu mô và bao trước thể thủy tinh nhưng không gây ảnh hưởng đến lớp vỏ.
2. Phân loại theo mức độ
Bệnh lý đục thể thủy tinh được chia thành 4 mức độ: đục bắt đầu, đục tiến triển, đục gần hoàn toàn và đục hoàn toàn.
.
Dù là thủy tinh thể bị đục loại nào (trừ chấn thương) thì về cơ bản, tình trạng đục thường là do cấu trúc và tỉ lệ các phân tử protein bị biến đổi, tạo ra những vùng mờ đục trong thủy tinh thể, cản ánh sáng đến võng mạc và gây giảm thị lực.
Bệnh diễn biến thường chậm không gây đau đớn cho người bệnh, ở những giai đoạn đầu gần như không thấy bất kỳ dấu hiệu nào. Khi bệnh đến giai đoạn nặng hơn thấy các triệu chứng biểu hiện bệnh như:
- Giảm thị lực là triệu chứng điển hình và quan trọng ở bệnh đục thủy tinh thể. Mắt nhìn mờ hơn, khó nhìn, hay mỏi mắt khi tập chung nhìn vào một vật nào đó.
- Tăng nhạy cảm với ánh sáng, hay lóa mắt. Nhìn ở ngoài sáng khó hơn khi nhìn ở nơi có bóng râm. Do khi có ánh sáng đổng tử co lại làm hạn chế ánh sáng có thể tới được võng mạc.
- Nhìn đôi, nhìn một vật thành nhiều vật
- Nhìn mờ như có màn sương che trước mắt
- Các triệu chứng có thể thấy ở cả hai mắt hoặc một mắt.