Mắt lác chỉ vị trí hai đồng tử mắt không nằm ở vị trí cân đối như bình thường, trong đó một mắt hướng tới vị trí ngắm và mắt còn lại lệch ra khỏi tầm ngắm.
Phân loại:
Mắt lác điều tiết: Khi nhìn một vật ở xa hay gần hai mắt không tụ về một góc nhìn, do hai mắt chênh nhau 2 độ, hay còn gọi cách khác là bất đồng khúc xạ, tình trạng này thường xảy ra ở các những người bị bệnh cận thị hay viễn thị.
Mắt lác liệt: ở trường hợp những người bị mắt lác liệt phải điều trị bằng việc phẫu thuật, do đây là biểu hiện của việc một trong những dây thần kinh trong nhãn cầu bị tổn thương.
Với trẻ bị lác, ngay từ lúc bé được 6 tháng tuổi nên che con mắt bình thường cho đến khi mắt lác nhìn được thẳng. Nếu làm tích cực chỉ trong 10-15 ngày là khỏi.
Nếu mắt lác có chỉ định mổ thì mổ trước 7 tuổi là tốt nhất. Quãng tuổi này mổ vừa đạt kết quả chắc chắn vừa phục hồi thị lực tốt. Mổ lác ở thanh niên hay người lớn chỉ phục hồi mỹ quan, không phục hồi thị lực, do đó rất dễ tái phát trở lại. Phẫu thuật chỉ được áp dụng khi các phương pháp khác không thể mang lại kết quả như mong muốn hoặc trẻ bị lác do bất thường của cơ, thần kinh.
Phẫu thuật có thể đem lại tính thẩm mỹ cho đôi mắt nhưng không phải bao giờ cũng đảm bảo thì lực đều cho hai mắt, bởi vậy sau khi phẫu thuật trẻ em cần được thực hiện những bước tập luyện tiếp theo nhằm mang lại hoạt động cân bằng của các cơ mắt.
Nguyên nhân gây bệnh mắt lác:
-Rối loạn vận động nhãn cầu: Dẫn tới sự lệch trục nhãn cầu (gọi là lác)
-Rối loạn chức năng của mắt, nhược thị, mất thị giác hai mắt.
Lác cũng có thể xảy ra nếu thị lực của một mắt bị yếu: (ví dụ như bệnh mắt lười, đục thủy tinh thể hoặc các bất thường khác bên trong mắt).
Bệnh lác mắt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, bị lác hoặc lác bẩm sinh hoặc mắc phải, cũng có yếu tố di truyền.Theo các chuyên gia, tình trạng trẻ dưới 6 tháng tuổi bị lác sảy ra thường xuyên, đó là do bẩm sinh, có tới 20% nguyên nhân của bệnh lác là do di truyền, ngoài ra, người bình thường cũng có thể bị lác sau khi bị sốt cao co giật, đó là do biến chứng.
Nguyên nhân mắt lác xuất hiện không giống nhau ở người lớn và trẻ nhỏ:
-Ở trẻ em: mắt lác xuất hiện do các tật khúc xạ, bất đồng khúc xạ, nhược thị,…
-Ở người lớn: do chấn thương, bệnh lý hệ thần kinh, nhiễm siêu vi…
Phương pháp điều trị:
Khi bị lác người bệnh phải đến các bệnh viện mắt chuyên khoa càng sớm càng tốt để bác sĩ khám và chẩn đoán bệnh.
Với những trường hợp lác do sự lệch trục nhãn cầu và nhược thị, điều cần cảnh báo là yếu tố rối loạn thị giác hai mắt, Đối với các chuyên gia về lác, đây chính là yếu tố quan trọng giúp cho họ tiên lượng và quyết định việc điều trị nội khoa trước và sau phẫu thuật.
Trước khi tiến hành điều trị cần phải khám lác cơ năng để có những danh giá chuẩn về: chức năng của mắt, đo độ lác, chẩn đoán hình thái lác và các biểu hiện bất thường của nhãn cầu. Khám mắt phải khám toàn diện, tuân thủ đúng chu trình khám và nhiều khi chu trình khám này kéo dài tới 2-3 tuần cùng cách chăm sóc mắt hợp lý.
Đối với những trường hợp lác có kèm theo các dị tật khác, nhiều trường hợp những dị tật phải được xử lý trước: bệnh nhân bị đục thủy tinh thể phải tiến hành mổ lấy thủy tinh đục, đặt IOL; trường hợp bị tật khúc xạ thì phải đo khúc xạ và điều chỉnh kính…
Đối với những trường hợp lác đơn thuần phải có phác đồ điều trị riêng bao gồm ba bước phức hợp: chỉnh thị, phẫu thuật điều trị lệch trục nhãn cầu và điều trị phục hồi thị giác hai mắt. Điều trị chỉnh thị được áp dụng cho tất cả những ca có nhược thị ở một hoặc hai mắt.
Phương pháp cổ điển nhất nhưng vẫn có tác dụng tốt nhất tại thời điểm này là bịt hoàn toàn mắt lành từ 2-4 tuần, tạo điều kiện để tập trung mắt nhược thị tập luyện phục hồi thị lực. Đây là phương pháp đơn giản nhưng cần được theo dõi chặt chẽ thị lực mắt bịt vì có thể xảy ra tình trạng “nhược thị đảo ngược” và gây khó chịu về thẩm mỹ cho trẻ.
Bịt mắt lành cục bộ: đây là phương pháp được lựa chọn nhiều nhất vì dễ thích ứng với trẻ, là phương pháp để phạt mắt lành không được nhìn xa hoặc không được nhìn gần hoặc luôn luôn trong tình trạng nhìn không rõ… Ngoài hai phương pháp cổ điển trên, có thể áp dụng phương pháp phục thị tập luyện để phục hồi mối quan hệ tay mắt, kích thích tế bào vỏ não… Đây là phương pháp khó nhất: vì quy trình điều trị phức tạp và cần có sự hỗ trợ của máy móc kỹ thuật việc bắt một đứa trẻ phải tuân thủ nghiêm ngặt liệu pháp điều trị như vậy sẽ rất khó khăn và sẽ không có hiệu quả nếu không thực hiện tốt.
Điều trị phẫu thuật:
Chỉnh lệch trục nhãn cầu trong phẩu thuật lác là yêu cầu bắt buộc (trừ hình thái lác điều tiết thuần túy đeo kính sẽ hết lác).Thời gian phẩu thuật hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả chẩn đoán lác. Mổ sớm, khả năng phục hồi chức năng thị giác dễ hơn nhưng khó đánh giá chính xác độ lác; mổ muộn thì chẩn đoán chính xác hơn và có thể phối hợp điều chỉnh quang, chỉnh thị trước và sau phẫu thuật, song khả năng phục hồi thị lực kém hơn.
Các bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật khi đánh giá được độ lác, hình thái lác thị lực và thị giác của hai mắt. Thời điểm thuận lợi nhất là khi trẻ 4-5 tuổi. Cần nhấn mạnh việc chỉ định mổ một hay hai mắt là tùy thuộc vào độ lác hình thái lác, chức năng cơ và một số yếu tố khác như: khả năng quy tụ, độ rộng hẹp của khe mi… Do vậy, trên thực tế có những bệnh nhân lác một mắt nhưng lại mổ hai mắt và ngược lại có trường hợp lác hai mắt song chỉ cần mổ có một mắt.
Phẫu thuật điều trị lệch trục nhãn cầu là khâu cuối cùng trong phức hợp điều trị bệnh lác. Đây là khâu đòi hỏi lòng kiên trì của cả thầy thuốc và người bệnh, khâu quyết định sự thành công của phức hợp điều trị lác. Sau phẫu thuật, người bệnh cần được kiểm tra lại thị lực, chức năng thị giác hai mắt và được hướng dẫn điều trị cho phù hợp với giai đoạn phục hồi. Bệnh nhân và gia đình người bệnh cần phải ghi nhớ rằng: Chỉ riêng bác sĩ chẩn đoán đúng, có hướng điều trị đúng là chưa đủ, bệnh nhân cần phối hợp với bác sĩ tuân thủ tốt quy trình điều trị, có như vậy mới hy vọng tìm lại cho người bị lác đôi mắt đẹp về thẩm mỹ và hoàn hảo về chức năng.
Những lưu ý sau phẫu thuật: Sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ tra mỡ kháng sinh, băng mắt. Bệnh nhân có thể cần thay băng hàng ngày, sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau và kháng viêm. Bệnh nhân sẽ được đánh giá sau phẫu thuật để phát hiện có chỉnh non hay quá chỉnh, có xuất hiện các biến chứng như viêm chân chỉ, tuột cơ, xuất huyết kết mạc…hay không để điều chỉnh, can thiệp kịp thời. Phẫu thuật có thể mang đến tính thẩm cho mắt nhưng không thể đảm bảo thị lực cho hai mắt bằng nhau. Sau phẫu thuật cần thực hiện các bước tập luyện tiếp theo để hoạt động các cơ mắt được cân bằng